Lịch sử phát triển Cố vấn Nhà nước

Tư chính là tên chức quan thời xưa ở Trung Quốc. Đời nhà Tống lập ra chức Tư chính Điện Đại học sĩ, vào năm Cảnh Đức thứ hai (1005) đặt ra chức đại học sĩ, để bổ nhiệm tể tướng bị bãi chức, đôi khi cũng bổ chức cho các đại thần khác. Đời nhà Kim lập ra chức Tư chính Đại phu, là văn tản quan của chánh tam phẩm. Nhà Nguyên đổi thành chánh nhị phẩm. Nhà Minhnhà Thanh sử dụng theo lối của nhà Nguyên.

Singapore tham chiếu thứ tự cấp bậc chức vụ của Đài Loan, cho ra nội hàm mới về "tư chính", lấy xưa phục vụ nay, không bỏ lỡ là một loại sáng tạo. "Tư chính" trở thành từ ngữ thông dụng của hai nơi SingaporeĐài Loan.[1]

Quốc vụ Tư chính Singapore là lãnh tụ quốc gia chỉ đứng sau tổng thốngthủ tướng Singapore, Quốc vụ Tư chính Singapore tương tự với Uỷ ban Cố vấn Trung ương do các nguyên lão khai quốc hợp thành vào giai đoạn đầu Trung Quốc cải cách, mở cửa.

Lí Quang Diệu có những cống hiến vĩ đại cho nền độc lập Singapore, về sau trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore. Ngô Tác Đống, người kế nhiệm Lí Quang Diệu, vì mục đích kỉ niệm công lao và thành tích của Lí Quang Diệu, hơn nữa thực sự hi vọng ông Lí Quang Diệu sẽ nêu ra ý kiến chính trị, cho nên thiết lập Nội các Tư chính (tức Cố vấn Chính phủ) ở trong Chính phủ Singapore, cho phép Lí Quang Diệu mặc dù rút khỏi cương vị trọng yếu quốc gia, nhưng vẫn can thiệp quốc sự, đề xuất kiến nghị, sau này Lí Hiển Long - con trai của Lí Quang Diệu, kế nhiệm thủ tướng thứ ba của Singapore, đồng thời thiết lập chức quốc vụ tư chính, cựu thủ tướng Ngô Tác Đống làm quốc vụ tư chính, can thiệp vào quốc sự. Hơn nữa còn quy định những ai là thủ tướng từ chức hoặc miễn nhiệm đều sẽ trở thành tư chính.[1]

Vào tháng 4 năm 2018, "Cố vấn Nhà nước" là chức vụ do Quốc hội và Tổng thống Myanmar mới thiết lập cho bà Aung San Suu Kyi, trong bảng sắp xếp chức vụ của cơ quan nhà nước Myanmar chỉ đứng sau tổng thống, trước các nhà lãnh đạo khác. Aung San Suu Kyi lấy tư cách cố vấn nhà nước đến thăm hỏi nước khác, sức ảnh hưởng chính trị lớn hơn ngoại trưởng, Việt Nam áp dụng quy cách đối đẳng, cử người đứng đầu chính phủ tiếp đãi bà.[2]